Thủ tục vào ra dữ liệu trong Pascal

Xin chào các bạn, Hôm nay WIKIPASCAL sẽ hướng dẫn các bạn về Thủ tục vào ra dữ liệu trong Pascal trong Pascal
Thu tuc vao ra du lieu - Wiki Pascal
Thủ tục vào ra dữ liệu


I – Viết dữ liệu ra màn hình (Write – Writeln)

Màn hình là một thiết bị ra thông dụng nhất hiện nay. Để viết dữ liệu ra màn hình, Pascal có 3 mẫu viết như sau :​

Code:
Write ( Item1, Item2, ..., ItemN ) ;

Writeln ( Item1, Item2, ..., ItemN ) ; (* Write Line *)

Writeln ;




Trong đó, ( Item1, Item2,..., ItemN ) ; (* Write Line *) là các mục cần viết ra có thể là một hoặc những loại sau :

- Biến Write ( A ) ;

- Hàm Write ( Sin(x) ) ;

- Biểu thức Write ( A * A + B - 2 + Cos(x) ) ;

- Hằng Writeln ( Pi ) ;

- Các giá trị có kiểu vô hướng chuẩn : Writeln ( Pi ) ;

- Một số kiểu có cấu trúc như mảng, xâu kí tự.

Cả 3 mẫu viết trên đều bắt đầu viết từ vị trí hiện tại của con trỏ màn hình. Tuy nhiên, sự khác nhau của 3 mẫu lệnh trên là vị trí của con trỏ màn hình sau khi kết thúc lệnh.

Trong mẫu viết Write ( Item1, Item2,..., ItemN ) ; sau khi viết ra các giá của Item1, Item2,..., ItemN trên cùng một dòng màn hính, con trỏ sẽ xuống đầu dòng tiếp theo.

Còn thủ tục Writeln ( Item1, Item2,..., ItemN ) ; sau khi viết ra các giá trị của Item1, Item2,..., ItemN, con trỏ sẽ không chuyển xuống đầu dòng tiếp theo mà được đặt ở vị trí sau giá trị của ItemN.

Thủ tục Writeln ; ( không có tham số ) sẽ chỉ làm một động tác đơn giản là đặt con trỏ xuống đầu dòng tiếp theo.​

Vì vậy :

Writeln ( Item1, Item2,..., ItemN ) ; 

tương tự với một lệnh ghép :

Write ( Item1, Item2,..., ItemN ) ;

Writeln ;


CÁC CÁCH VIẾT CÓ QUY CÁCH :



Viết ra kiểu số nguyên :

Code:
Writeln (' 12345678 ') ;

I := 123 ;

Writeln ( I : 8 ) ;

Writeln ( -25671 : 8 ) ;


sẽ viết ra màn hình :



Code:
 12345678

123

-25671



* Viết ra kiểu số thực :



Code:
 Writeln ( 73.123456789 : 12 : 6 ) ;

Writeln ( R : 12 : 6 ) ;

Writeln ( 3.14 : 12 : 6 ) ;




sẽ viết ra màn hình :



Code:
 ____73.123456

___123.456000 (* 12 chỗ cho cả số *)

_____3.140000 (* 6 chỗ cho phần thập phân *)



Bạn cần lưu ý rằng lệnh Write và Writeln có thể viết ra kiểu Boolean :​



Code:
Var

  OK : Boolean ;

BEGIN

  OK := 3 < 5 ;

  Write ( OK : 7 ) ;

END.


Kết quả cho ra :

___TRUE

II – Vào dữ liệu (Read – Readln)

Phép gán( := ) là lệnh cơ bản, đơn giản nhất để gán giá trị cho một biến ỡ trong chương trình. Tuy nhiên để gán giá trị cho một biến thông qua thiết bị vào(bàn phím), ta phải dùng thủ tục Read và Readln(Read Line) với các tham số ở trong ngoặc đơn là các biến(chỉ có thể là các biến mà thôi, không giống như các tham số của thủ tục Write và Writeln).​

Code:
Read(Biến1, Biến2,..., biếnN) ;

Readln(Biến1, Biến2,..., biếnN);

và Readln ;(* không có tham số *)




Khi này ta sẽ gõ vào bàn phím giá trị của biến cần đọc và phải ấn thêm nút Enter là nút đặc biệt trên bàn phím có ý nghĩa là " chấm xuống dòng " hoặc còn được gọi là nút Return để báo cho máy thực hiện thủ tục Read và Readln.

Các cụm dữ liệu gõ vào bàn phím tương ứng với Biến1, Biến2,..., BiếnN được ngăn cách nhau với các dấu cách với số lượng dấu cách không quan trọng(song ít nhất là cách một lần).​



Ví dụ:

Code:
 Var

  X, Y : Integer ;

  A, B : Real ;

BEGIN

  Readln(X, Y, A, B) ;

  ...

END.


Giả sử ta muốn gán cho X giá trị 5, Y giá trị 33, A giá trị 1.25, và B là 85.2 trên cùng một dòng của màn hình thì ta phải gõ vào bàn phím theo trình tự sau(số lượng dấu cách không quan trọng) :

5 33 85.2 33

Giữa các con số là các dấu cách được dùng để ngăn cách các số liệu khi đọc,

Trong khi đọc, thủ tục Read và Readln còn kiểm tra xem các dữ liệu gõ vào có tương thích với kiểu dữ liệu của biến khi khai báo hay không, nếu không máy sẽ báo lỗi

Thủ tục Readln ; là thủ tục không có tham số, máy tính chờ và chỉ chờ ta ấn phím Enter. Readln không tham số được sử dụng khi bạn muốn chương trình dừng lại ở một chỗ nào đó(ví dụ để kiểm tra hoạt động của chương trình) cho đến khi bạn ấn phím Enter.​



Xét ví dụ sau :



Code:
Var

  I : Integer ;

BEGIN

  I := 1* 2 * 3 * 4 * 5 ;

  Writeln(I) ;

  END.

Bạn muốn xem kết quả của phép tính trên ! Dù bạn có ấn Ctrl_F9 từ giờ cho tới sáng cũng không thể thực hiện được điều đó. Vì kết quả của chương trình hiện ra và biến đi rất nhanh nên " mắt thường " của bạn không thể nào thấy được. Tuy nhiên nếu ta chèn thêm dòng lệnh “Readln ;” vào sau “Writeln(I) ;” thì mọi chuyện sẽ đổi khác !
Bài tập:
1. Viết chương trình hiển thị dòng chữ "Hello world" lên màn hình.
2. Viết chương trình nhập vào tuổi của con rồi tính tuổi của bố. Biết 3 năm trước tuổi bố gấp 3 lần tuổi con. Hiển thị tuổi bố và tuổi con ra màn hình.
3.Viết chương trình tính chu vi và diện tích hình chữ nhật

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này